Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án tại trường nào?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án trong trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án tại trường nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở
    1. Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án thì thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở được quy định như sau:
    a) Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trung ương hoặc nhà ở trong dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

    b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án còn lại không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

    ...

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án trong trường hợp dự án không sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hoặc không phải là dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

    Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm những gì?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng đối với nhà ở đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng
    1. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm:
    a) Văn bản đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở được lập theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
    b) Đề án chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm các nội dung: địa chỉ, số lượng nhà ở cần chuyển đổi; nguyên nhân, sự cần thiết phải chuyển đổi công năng nhà ở, thời gian thực hiện việc chuyển đổi, loại nhà ở sau khi chuyển đổi, phương án quản lý sử dụng nhà ở sau khi chuyển đổi (cho thuê, cho thuê mua hoặc bán theo quy định pháp luật về nhà ở), trách nhiệm thực hiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) và các nội dung khác có liên quan;

    c) Trường hợp chuyển đổi nhà ở trong dự án thì phải có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền, giấy tờ nghiệm thu đưa nhà ở vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; trường hợp chuyển đổi nhà ở không được đầu tư xây dựng theo dự án thì phải có hồ sơ quản lý, sử dụng nhà ở đó.

    ...

    Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm:

    - Văn bản đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở theo mẫu quy định Tại đây

    - Đề án chuyển đổi công năng, bao gồm thông tin về địa chỉ, số lượng nhà, lý do chuyển đổi, phương án sử dụng, và nghĩa vụ tài chính (nếu có).

    - Nếu là nhà ở trong dự án, phải có quyết định chủ trương đầu tư và giấy tờ nghiệm thu; nếu không phải trong dự án, phải có hồ sơ quản lý sử dụng nhà.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án trong trường nào?

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án trong trường nào? (Hình ảnh từ Internet)

    Trình tự, thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 51 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Bộ Xây dựng được thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Chủ đầu tư lập hồ sơ và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    Chủ đầu tư chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 95/2024/NĐ-CP và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở.

    Bước 2: Kiểm tra hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    - Trong thời gian tối đa 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra hồ sơ để đảm bảo hồ sơ tuân thủ quy định và đáp ứng yêu cầu tại Điều 49 Nghị định 95/2024/NĐ-CP.

    - Nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở.

    - Nếu hồ sơ không đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có văn bản trả lời chủ đầu tư nêu rõ lý do.

    Bước 3: Bộ Xây dựng xem xét và chấp thuận

    - Trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hồ sơ, Bộ Xây dựng sẽ xem xét, chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở.

    - Nếu cần bổ sung hoặc làm rõ nội dung, Bộ Xây dựng sẽ gửi văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm rõ các nội dung cần thiết.

    - Nếu cần lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Xây dựng sẽ gửi lấy ý kiến và các cơ quan phải trả lời trong thời gian tối đa 15 ngày.

    - Thời gian bổ sung, làm rõ các nội dung không tính vào thời gian giải quyết thủ tục.

    - Nếu không đủ điều kiện, Bộ Xây dựng sẽ gửi văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ đầu tư nêu rõ lý do.

    Bước 4: Quản lý và sử dụng nhà ở sau khi chấp thuận

    Sau khi Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng, chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý và sử dụng nhà ở theo đề án và văn bản chấp thuận đã được phê duyệt.

    10