11:43 - 03/12/2024

Ứng dụng công nghệ nào được khuyến khích áp dụng trong quá trình điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm?

Trong suốt quá trình điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm, ứng dụng nào được khuyến khích áp dụng?

Nội dung chính

    Ứng dụng công nghệ được áp dụng trong khoáng sản đất hiếm?

    Theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT Công nghệ GeoAI là công nghệ ứng dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo trong các công tác tổng hợp, phân tích dữ liệu địa chất.

    Đồng thời, Điều 11 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT cũng quy định về ứng dụng công nghệ GeoAI như sau:

    (1) Công nghệ GeoAI được khuyến khích áp dụng trong suốt quá trình điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm.

    (2) Yêu cầu chung về việc ứng dụng công nghệ:

    - Nhân AI phải đảm bảo tính bảo mật về tài liệu nguyên thủy;

    - Thông tin dữ liệu đầu vào gồm cấu trúc địa chất, thông tin về địa chất, mặt cắt địa chất, số liệu địa hóa, địa vật lý, các công trình khoan, các điểm mỏ khoáng sản, địa chất thủy văn, môi trường và các dữ liệu liên quan khác (nếu cần thiết);

    - Kết quả ứng dụng công nghệ GeoAI cần được đánh giá mức độ tin cậy.

    Như vậy, quy định trên là nội dung ứng dụng công nghệ GeoAI trong điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm.

    Ứng dụng công nghệ nào được khuyến khích áp dụng trong quá trình điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm? (Hình từ internet)

    Ứng dụng công nghệ nào được khuyến khích áp dụng trong quá trình điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm? (Hình từ internet)

    Nội dung đánh giá khoáng sản đất hiếm?

    Nội dung đánh giá khoáng sản đất hiếm được quy định tại Điều 6 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT như sau:

    - Thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích các tài liệu thu thập được; luận chứng, xác định mạng lưới, phương pháp, khối lượng các hạng mục công việc phục vụ đánh giá khoáng sản đất hiếm.

    - Công tác trắc địa phục vụ địa chất, địa vật lý, công trình khai đào, khoan.

    - Lộ trình khảo sát thực địa theo tuyến kết hợp với đo gamma mặt đất, phổ gamma mặt đất tại các khu vực có triển vọng đất hiếm đã được lựa chọn.

    - Đo gamma công trình, gamma mẫu lõi khoan và địa vật lý lỗ khoan nhằm khoanh định quy mô, kích thước các thân quặng đất hiếm trong các công trình khai đào, vị trí thân quặng trong lỗ khoan, xác định các vị trí lấy mẫu phân tích.

    - Đo nhanh ngoài hiện trường bằng phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay hoặc tương đương.

    - Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion: đo sâu điện để dự đoán chiều dày vỏ phong hóa phục vụ khoanh định khu vực triển vọng khoáng sản đất hiếm.

    - Khai đào công trình (vết lộ, hố, hào, giếng), khoan.

    - Lấy mẫu tại các công trình khai đào, khoan để phân tích, xác định hàm lượng đất hiếm.

    - Lấy và phân tích mẫu kỹ thuật.

    - Xác định đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình của các loại đá trong khu vực đánh giá khoáng sản đất hiếm.

    - Tổng hợp các tài liệu, kết quả phân tích để khoanh định diện phân bố của đất hiếm đủ điều kiện tính tài nguyên.

    - Tính tài nguyên cấp 333.

    - Khoanh định các khu vực đủ điều kiện chuyển sang thăm dò.

    - Công tác địa chất môi trường.

    Như vậy, có 14 nội dung liên quan đến việc đánh giá khoáng sản đất hiếm được nêu theo quy định trên.

    Có khuyến khích áp dụng công nghệ GeoAI trong ​​tổng hợp tài liệu, tính tài nguyên để khoanh định diện phân bố của khoáng sản đất hiếm không?

    Việc tổng hợp tài liệu, tính tài nguyên được quy định tại Điều 18 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT bao gồm các loại khoáng sản như sau:

    (1) Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion:

    - Tổng hợp, xử lý các tài liệu khảo sát thực địa về địa chất, địa mạo, vỏ phong hóa, đo gamma, đo phổ gamma, phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay, công trình khai đào, khoan tay, kết quả phân tích các loại mẫu;

    - Lập bản đồ địa chất - khoáng sản đất hiếm;

    - Xác định các kiểu vỏ phong hóa, chiều dày tầng chứa đất hiếm; hàm lượng đất hiếm dạng hấp phụ ion;

    - Khoanh định diện phân bố của khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion. Khuyến khích áp dụng công nghệ GeoAI để khoanh định;

    - Tính tài nguyên dự báo cấp 334a;

    - Đề xuất các khu vực có triển vọng chuyển sang giai đoạn đánh giá;

    - Thực hiện chuyển đổi số theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và cập nhật cơ sở dữ liệu theo quy định.

    (2) Đối với khoáng sản đất hiếm nguyên sinh:

    - Tổng hợp, xử lý các tài liệu khảo sát thực địa về địa chất, khoáng sản, đo gamma, đo phổ gamma, phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay, công trình khai đào, kết quả phân tích các loại mẫu;

    - Lập bản đồ địa chất - khoáng sản đất hiếm. Khoanh định diện phân bố của các thân quặng, đới khoáng hóa đất hiếm. Khuyến khích áp dụng công nghệ GeoAI để khoanh định;

    - Tính tài nguyên dự báo cấp 334a;

    - Đề xuất các khu vực có triển vọng chuyển sang giai đoạn đánh giá;

    - Thực hiện chuyển đổi số theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và cập nhật cơ sở dữ liệu theo quy định.

    Xem nội dung chi tiết tại đây. Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 06/01/2025.

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
    69
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ