Trong quá trình thăm dò khoáng sản đất hiếm cần tuân thủ công tác bảo vệ môi trường như thế nào từ ngày 06/01/2025?

Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Trong quá trình thăm dò khoáng sản đất hiếm cần tuân thủ công tác bảo vệ môi trường như thế nào từ ngày 06/01/2025?

Nội dung chính

    Trong quá trình thăm dò khoáng sản đất hiếm cần tuân thủ công tác bảo vệ môi trường như thế nào từ ngày 06/01/2025?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT như sau:

    Công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thăm dò
    1. Công tác bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện thăm dò mỏ đất hiếm để xác định nguyên nhân, giảm thiểu tác động, rủi ro, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người lao động tham gia thi công; đánh giá chất lượng môi trường nguyên sinh và dự báo chất lượng môi trường thứ sinh.
    2. Công tác đánh giá tác động môi trường trong quá trình thăm dò mỏ được thực hiện qua 3 giai đoạn gồm đánh giá hiện trạng môi trường nguyên sinh trước khi diễn ra các hoạt động thăm dò, giám sát môi trường trong thời gian thăm dò và đánh giá các tác động môi trường sau khi kết thúc quá trình thăm dò để xác định hàm lượng, phân bố và quy luật biến đổi của các chất phóng xạ, các chất độc hại, cũng như các khí độc hại trong các thành phần môi trường đất, nước, không khí; chỉ ra những yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường và đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu các tác động đến môi trường.
    3. Nội dung công việc thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư này.

    Như vậy, công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thăm dò mỏ đất hiếm giữ vai trò quan trọng nhằm xác định nguyên nhân, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và sức khỏe người lao động, đồng thời đánh giá và dự báo chất lượng môi trường theo quy định trên.

    Quá trình này bao gồm ba giai đoạn:

    (1) Đánh giá hiện trạng môi trường nguyên sinh trước khi diễn ra các hoạt động thăm dò.

    (2) Giám sát môi trường trong thời gian thăm dò và đánh giá các tác động môi trường sau khi kết thúc quá trình thăm dò để xác định hàm lượng,phân bố và quy luật biến đổi của các chất phóng xạ, các chất độc hại, cũng như các khí độc hại trong các thành phần môi trường đất, nước, không khí.

    (3) Chỉ ra những yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường và đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu các tác động đến môi trường.

    Các nội dung cụ thể được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.

    Trong quá trình thăm dò khoáng sản đất hiếm cần tuân thủ công tác bảo vệ môi trường như thế nào từ ngày 06/01/2025?

    Trong quá trình thăm dò khoáng sản đất hiếm cần tuân thủ công tác bảo vệ môi trường như thế nào từ ngày 06/01/2025? (Ảnh từ Internet)

    Lựa chọn và bố trí công trình thăm dò khoáng sản đất hiểm được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 34 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT như sau:

    Lựa chọn và bố trí công trình thăm dò
    1. Lựa chọn công trình thăm dò:
    a) Trong thăm dò quặng đất hiếm có thể lựa chọn các loại công trình khai đào (vết lộ, hào, giếng, lò) và khoan. Các công trình thăm dò được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện thế nằm, chiều sâu phân bố, cấu tạo địa chất, hình thái, chiều dày của từng thân quặng và đặc tính của lớp phủ;
    b) Tại các công trình phải lấy mẫu chi tiết để xác định chất lượng, quy luật phân bố các loại quặng, chiều sâu phong hóa, đặc điểm cấu tạo vách, trụ của thân quặng;
    c) Đối với các mỏ có cấu tạo địa chất rất phức tạp, để làm rõ điều kiện thế nằm, hình dạng, cấu tạo bên trong thân quặng, cần sử dụng các công trình thăm dò như lò dọc vỉa hoặc xuyên vỉa, hạn chế sử dụng công trình khoan;
    d) Công trình khoan phải thu hồi cao nhất lõi khoan nguyên thỏi. Tỷ lệ lấy mẫu lõi khoan không được nhỏ hơn 70% theo từng hiệp khoan qua đá và 85% khi khoan qua quặng. Tất cả các lỗ khoan phải đo địa vật lý lỗ khoan;
    đ) Lỗ khoan thẳng đứng, khoan xiên có chiều sâu trên 100m, cứ 10÷20m phải đo kiểm tra độ lệch lỗ khoan;
    e) Các thân quặng có góc cắm lớn, cần áp dụng phương pháp khoan xiên hoặc khoan ngang;
    g) Các công trình thăm dò phải cắt qua hết chiều dày thân quặng.
    2. Bố trí công trình và lựa chọn mật độ mạng lưới thăm dò:
    a) Bố trí các công trình thăm dò bảo đảm đánh giá toàn diện các đặc điểm về cấu tạo địa chất, hình thái, kích thước, điều kiện thế nằm, mức độ ổn định về chiều dày và chất lượng của thân quặng;
    b) Mạng lưới định hướng các công trình thăm dò quy định tại Phụ lục III đối với mỏ đất hiếm dạng hấp phụ ion và quy định tại Phụ lục IV đối với mỏ đất hiếm nguyên sinh ban hành kèm theo Thông tư này;
    c) Công trình thăm dò, công trình khai thác (có trước), vết lộ tự nhiên và nhân tạo có ở trong khu vực thăm dò đều phải được tiến hành mô tả, đo vẽ địa chất và thành lập tài liệu nguyên thủy kịp thời, đầy đủ và chính xác theo quy định hiện hành về thu thập tài liệu nguyên thủy trong thăm dò khoáng sản và được đưa lên bản đồ tài liệu thực tế.

    Như vậy, việc lựa chọn và bố trí công trình thăm dò khoáng sản đất hiếm được thực hiện theo quy định trên.

    Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 06 tháng 01 năm 2025.

    50
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ