Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được quy định ra sao? Công thức xác định tỷ lệ dự trữ thanh khoản?

Liên quan đến quy định trong hoạt động tín dụng. Cho hỏi: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được quy định ra sao? Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định bằng công thức nào?

Nội dung chính

    Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được quy định ra sao? Công thức xác định tỷ lệ dự trữ thanh khoản?

    Quy định về tỷ lệ dự trữ thanh khoản

    Tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 22/2019/TT-NHNN giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, cụ thể như sau:

    a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến.

    b) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu 10%.

    Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

    Tại Điểm C Khoản 2 Điều 14 Thông tư 22/2019/TT-NHNN giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, có quy định:

    c) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo công thức sau:

    Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (%)

    =

    Tài sản có tính thanh khoản cao

    x 100%

    Tổng Nợ phải trả

     Trong đó:

    - Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

    - Tổng Nợ phải trả là khoản mục Tổng Nợ phải trả trên Bảng cân đối tài khoản kế toán, trừ đi:

    + Khoản tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức khoản chiết khấu giấy tờ có giá, khoản vay được cầm cố bằng giấy tờ có giá (trừ đi khoản tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở trái phiếu đặc biệt và trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam); khoản vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; khoản bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (trừ đi khoản bán có kỳ hạn trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) qua nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước.

    + Khoản cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác dưới các hình thức bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu và khoản vay được cầm cố: (i) các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; (ii) các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác.

    d) Tài sản có tính thanh khoản cao và tổng Nợ phải trả được tính theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá quy định tại điểm a khoản 26 Điều 3 Thông tư này).

    Trân trọng.

    8