Từ 25/8/2017, thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với công nhân và viên chức quốc phòng được quy định như thế nào?

Từ 25/8/2017, thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với công nhân và viên chức quốc phòng được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Từ 25/8/2017, thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với công nhân và viên chức quốc phòng được quy định như thế nào?

    - Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.

    - Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 162/2017/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 151/2016/NĐ-CP hướng dẫn về chế độ, chính sách của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với công nhân và viên chức quốc phòng từ 25/8/2017 được quy định như sau: 

    + Thứ nhất, thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3; khoản 2 Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định 151/2016/NĐ-CP và điểm b khoản 3 Điều 5; khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7 Thông tư này là tổng thời gian công tác trong Quân đội (bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng) và thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội trước khi vào phục vụ trong Quân đội, trừ thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị có đóng bảo hiểm xã hội nhưng đã hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

    + Thứ hai, thời gian công tác để tính quy đổi hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 7 Nghị định 151/2016/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư này là tổng thời gian công tác trong Quân đội (bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng) trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù;

    + Thứ ba, thời gian công tác hướng dẫn tại điểm a, b khoản này nếu đứt quãng mà chưa hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc) thì được cộng dồn.

    - Trường hợp thời gian công tác, thời gian tăng thêm do quy đổi và thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại Nghị định 151/2016/NĐ-CP và Thông tư này nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: Dưới 03 tháng không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 01 năm.

    Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, trường hợp công nhân và viên chức quốc phòng công tác tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội trước khi vào phục vụ trong Quân đội thì thời gian này vẫn được tính vào thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần (trừ thời gian công tác tại các cơ quan, đơn vị có đóng bảo hiểm xã hội nhưng đã hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc).

    Trên đây là nội dung về thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với công nhân và viên chức quốc phòng từ 25/8/2017. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 162/2017/TT-BQP.

    15