Trường hợp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan theo quy định?

Các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan được quy định cụ thể theo pháp luật như thế nào?

Nội dung chính

    Trường hợp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan theo quy định?

    Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa thì các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan được quy định cụ thể như sau:

    - Trong những trường hợp sau, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan:

    + Hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;

    + Hàng hóa thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

    + Hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng;

    + Hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ cùng là thành viên.

    - Trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d Khoản 1 Điều 24 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, các bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương trước khi công bố.

    Trân trọng!

    17