Trường hợp nào người dân được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Trường hợp nào người dân được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp? Hộ gia đình là gia đình liệt sỹ sử dụng đất trồng trọt có phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp không?

Nội dung chính

    Trường hợp nào người dân được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp?

    Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định:

    1. Miễn thuế cho đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
    2. Miễn thuế cho đất khai hoang không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này dùng vào sản xuất:
    - Trồng cây hàng năm: 5 năm; riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển: 7 năm;
    - Trồng cây lâu năm: miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch. Riêng đối với đất ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 6 năm.
    - Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì chỉ nộp thuế khi khai thác theo quy định tại khoản 4, Điều 9 của Luật này.
    3. Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch.
    4. Chính phủ quy định việc giảm thuế, miễn thuế đối với đất khai hoang được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

    Như vậy, người dân được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong một số trường hợp như:

    - Sử dụng đất đồi, núi trọc vào sản xuất nông, lâm nghiệp;

    - Sử dụng đất khai hoang không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 vào việc trồng cây hàng năm trong thời hạn 05 năm;

    - Sử dụng đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch;...

    Trường hợp nào người dân được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp?Trường hợp nào người dân được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp? (Hình từ Internet)

    Hộ gia đình là gia đình liệt sỹ sử dụng đất trồng trọt có phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp không?

    Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định:

    Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm:
    - Đất trồng trọt;
    - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản;
    - Đất rừng trồng.

    Như vậy, đất trồng trọt là đối tượng chịu thuế sự dụng đất nông nghiệp, vì vậy chủ thể sử dụng đất phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định.

    Tuy nhiên, Điều 23 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định:

    1. Miễn thuế cho hộ nộp thuế có thương binh hạng 1/4 và 2/4, bệnh binh hạng 1/3 và 2/3;
    2. Miễn thuế hoặc giảm thuế cho hộ nộp thuế là gia đình liệt sỹ;
    3. Giảm thuế cho hộ nộp thuế có thương binh, bệnh binh không thuộc diện miễn thuế theo quy định tại khoản 1, Điều này mà đời sống có nhiều khó khăn.

    Căn cứ quy định trên, hộ gia đình là gia đình liệt sỹ có thể được miễn thuế hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

    Đất xây dựng chùa chiền có phải là đất ổn định lâu dài?

    Căn cứ quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Đất sử dụng ổn định lâu dài
    1. Đất ở.
    2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này.
    3. Đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất do tổ chức quản lý.
    4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
    5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 của Luật này.
    6. Đất quốc phòng, an ninh.
    7. Đất tín ngưỡng.
    8. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật này.
    9. Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh.
    10. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt.
    11. Đất quy định tại khoản 3 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.

    Đồng thời, Điều 213 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Đất tôn giáo
    1. Đất tôn giáo bao gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác.
    2. Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
    3. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức và quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh.
    5. Việc sử dụng đất tôn giáo kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 của Luật này.
    6. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều này thì được bố trí địa điểm mới phù hợp với quỹ đất của địa phương và sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ.

    Căn cứ các quy định trên, chỉ những đất xây dựng chùa chiền do Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất mới có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài.

    24