Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục theo quy định pháp luật?
Nội dung chính
Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục theo quy định pháp luật?
Theo quy định tại Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục nếu hết thời hạn hoạt động mà không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động, bị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động (phải có văn bản cụ thể gửi cơ quan có thẩm quyền) trong vòng không quá 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường hơn 12 tháng thì không quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau doanh nghiệp vẫn được coi là hoạt động liên tục:
- Việc thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, thay đổi loại hình doanh nghiệp, ví dụ chuyển một công ty TNHH thành công ty cổ phần hoặc ngược lại;
- Việc chuyển một đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập thành một đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc hoặc ngược lại (ví dụ chuyển một công ty con thành một chi nhánh hoặc ngược lại) vẫn được coi là hoạt động liên tục
Trên đây là tư vấn về những trường hợp doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC.