Trong năm học 2023 - 2024, các trường mầm non công lập được phép thu những khoản nào?
Nội dung chính
Có các loại hình trường mầm non nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định các loại hình của trường mầm non:
Các loại hình của trường mầm non
1. Trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
2. Trường mầm non dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
3. Trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Như vậy, theo quy định, có các loại hình trường mầm non sau:
- Trường mầm non công lập;
- Trường mầm non dân lập;
- Trường mầm non tư thục;
Trường mầm non công lập được thu những khoản nào trong năm học 2023 - 2024? (Hình từ Internet)
Các khoản thu của trường mầm non công lập năm 2023?
Khoản thu của trường mầm non công lập năm 2023 có thể bao gồm các khoản sau:
(1) Học phí
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định thu học phí
Thu học phí
1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.
...
Như vậy, học phí của trường mầm non công lập được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Trường mầm non được thu học phí tối đa 9 tháng/năm.
(2) Tiền đồng phục
Căn cứ Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT (Tải về) quy định kinh phí:
Kinh phí
Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.
Như vậy, tiền đồng phục của trẻ học tại trường mầm non công lập được lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, từ nguồn đóng góp hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.
(3) Tiền tài trợ
Căn cứ Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định nội dung vận động và tiếp nhận tài trợ:
Nội dung vận động và tiếp nhận tài trợ
1. Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:
a) Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục;
b) Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
2. Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục.
Theo quy định trên, trường mầm non công lập được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:
- Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học;
- Thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học;
- Cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục;
Ngoài ra, trường mầm non công lập không được vận động tài trợ để chi trả các khoản sau:
- Thù lao giảng dạy;
- Các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ;
- Thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;
- Thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;
- Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
- Các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục.
Trường mầm non công lập có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non công lập như sau:
- Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.
- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập;
- Quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.
- Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.
- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường;
- Quản lý trẻ em;
- Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật;
- Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công;
- Thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền.
- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
- Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.