Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp hiện nay được quy định ra sao?

Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp hiện nay được quy định ra sao?

    Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp được quy định tại Điều 21 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:

    - Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Phương án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    + Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

    + Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp;

    +Mức vốn đầu tư.

    - Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

    - Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    - Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.

    - Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

    Ngoài ra, trình tự, thủ tục đầu tư vốn được hướng dẫn bởi Điều 17 và Điều 18 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

     

    4