Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp hiện nay được quy định ra sao?
Nội dung chính
Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp hiện nay được quy định ra sao?
Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp được quy định tại Điều 12 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 và được được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp như sau:
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập đề án thành lập doanh nghiệp. Đề án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;
+ Tên gọi, mô hình tổ chức và thời gian hoạt động; ngành, nghề kinh doanh chính;
+ Tổng mức vốn đầu tư; vốn điều lệ; các nguồn vốn huy động;
+ Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc thành lập doanh nghiệp đối với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế;
+ Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.
- Đề án thành lập doanh nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
- Đối với việc thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình đề án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập.
- Đối với việc thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này:
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập doanh nghiệp;
+Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương thành lập doanh nghiệp;
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp.