Trách nhiệm của Vụ Pháp chế về công tác bồi thường trong Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Trách nhiệm của Vụ Pháp chế về công tác bồi thường trong Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 55/2012/TT-BCA quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, trách nhiệm của Vụ Pháp chế được quy định như sau:
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công an ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường, của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an.
- Hướng dẫn áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường của Nhà nước trong Công an nhân dân.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác bồi thường ở Công an các đơn vị, địa phương về kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường của Nhà nước.
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công an xác định đơn vị có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan gây thiệt hại là tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ; Công an cấp tỉnh giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư 55/2012/TT-BCA.
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công an tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Công an nhân dân.
- Theo dõi, thống kê, báo cáo công tác bồi thường của Nhà nước trong Công an nhân dân.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Đôn đốc việc chi trả bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong Công an nhân dân.
- Giúp Bộ trưởng Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước.