Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan khi tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm là gì?
Nội dung chính
Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan khi tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm là gì?
Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan khi tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định 4273/QĐ-TCHQ năm 2017 về Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:
- Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan: Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Vụ Pháp chế, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Giám sát quản lý về hải quan và Cục Quản lý rủi ro khi tiếp nhận thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm phải khẩn trương lập kế hoạch trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt để triển khai thực hiện. Đối với các đơn vị còn lại khi có thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm thì báo cáo Lãnh đạo Tổng cục giao Vụ Thanh tra - Kiểm tra đề xuất biện pháp triển khai, thực hiện.
- Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan xét thấy chưa cần thiết phải thành lập Đoàn kiểm tra, thì báo cáo Lãnh đạo Tổng cục Hải quan chuyển thông tin phản ánh đó đến các đơn vị có trách nhiệm xử lý. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày xử lý xong, các đơn vị phải báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan (qua Vụ Thanh tra - Kiểm tra).
- Khi có quyết định kiểm tra, các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan được giao chủ trì cuộc kiểm tra gửi 01 bản về Vụ Thanh tra - Kiểm tra. Sau khi thực hiện xong phải báo cáo kết quả kiểm tra đến Lãnh đạo Tổng cục Hải quan, đồng thời gửi 01 bản báo cáo kết quả kiểm tra về Vụ Thanh tra - Kiểm tra để tổng hợp.
- Giao Vụ Thanh tra - Kiểm tra tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ của các đơn vị trong toàn ngành Hải quan cùng với báo cáo công tác Phòng chống tham nhũng theo quy định (tháng, quý, năm).
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.