Trách nhiệm của đơn vị thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của đơn vị thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật hiện hành nào quy định chi tiết nội dung này?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của đơn vị thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh được quy định như thế nào?

    Theo Điều 7 Thông tư 19/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định trách nhiệm của đơn vị thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh như sau:

    - Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh; các quy định về thủ tục xuất nhập cảnh.

    - Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ phải kịp thời hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung một lần theo quy định; trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, không giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh hoặc đến thời hạn mà chưa giải quyết xong phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    - Khi xử lý người vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, nếu cần áp dụng các biện pháp xử lý, ngăn chặn theo thẩm quyền được giao thì đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh phải lập biên bản hoặc ra quyết định theo quy định của pháp luật.

    - Tiếp nhận, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, tin báo, tố giác về tội phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; mọi phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, tin báo, tố giác về tội phạm đều phải được ghi vào sổ và chuyển tới lãnh đạo có thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết.

    - Xử lý hoặc phối hợp xử lý theo quy định những người có hành vi gây rối trật tự tại nơi giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh.

    15