Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được pháp luật quy định như thế nào?

Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về nội dung này?

Nội dung chính

    Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được pháp luật quy định như thế nào?

    Theo Điều 3 Thông tư 18/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 06/4/2020) quy định mục đích thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:

    - Phát huy quyền làm chủ của nhân dân; huy động cơ quan, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” theo quy định của pháp luật.

    - Góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; chống các hành vi, biểu hiện cửa quyền, tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    - Phát huy tính chủ động của cán bộ, công chức, viên chức Công an nhân dân, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí.

    16