Trách nhiệm của các tổ chức khi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được quy định ra sao?
Nội dung chính
Trách nhiệm của các tổ chức khi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 128 Luật quản lý thuế 2019 quy định:
- Người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đối tượng thuộc diện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
- Lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, hỗ trợ cơ quan quản lý thuế trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế khi có yêu cầu của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Trên đây là quy định về việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà Luật Quản lý thuế 2019 quy định.
Trách nhiệm của các tổ chức khi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được quy định ra sao? (Hình từ internet)
Thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 129 Luật quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, biện pháp này chỉ thực hiện khi có các đối tượng bị cưỡng chế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
Ngân hàng khi nhận được quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản về quản lý thuế có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 129 Luật quản lý thuế 2019 quy định như sau:
- Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển sang tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.
- Khi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đã hết hiệu lực mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác chưa trích đủ tiền thuế theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết.
- Trong thời hạn quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có hiệu lực, nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế còn số dư mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện việc trích tiền của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XV của Luật này.
Như vậy, khi nhận được quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản để thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thì ngân hàng phải thực hiện trích tiền từ tài khoản đối tượng bị áp dụng biên biên pháp cưỡng chế chuyển sang tài khoản ngân sách nhà nước. Không thực hiện sẽ bị phạt.