TP Lào Cai đổi tên thành gì sau sáp nhập? Danh sách xã phường TP Lào Cai sau sắp xếp ĐVHC
Nội dung chính
TP Lào Cai đổi tên thành gì sau sáp nhập? Danh sách xã phường TP Lào Cai sau sắp xếp ĐVHC
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai.
Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã ban hành Nghị quyết 1673/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên cơ sở Đề án số 389/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của TP Lào Cai như sau:
(1) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Đồng Tuyển, Tòng Sành và Cốc San thành xã mới có tên gọi là xã Cốc San.
(2) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tả Phời và xã Hợp Thành thành xã mới có tên gọi là xã Hợp Thành.
(3) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Nam Cường (thành phố Lào Cai), Xuân Tăng, Pom Hán, Bắc Cường, Bắc Lệnh, Bình Minh và xã Cam Đường thành phường mới có tên gọi là phường Cam Đường.
(4) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Duyên Hải, Cốc Lếu, Kim Tân, Lào Cai, xã Vạn Hòa và xã Bản Phiệt thành phường mới có tên gọi là phường Lào Cai.
Như vậy, TP Lào Cai sau sắp xếp được tổ chức lại thành 4 đơn vị hành chính cấp xã/phường thuộc tỉnh Lào Cai mới, gồm: xã Cốc San, xã Hợp Thành, phường Cam Đường, phường Lào Cai.
TP Lào Cai đổi tên thành gì sau sáp nhập? Danh sách xã phường TP Lào Cai sau sắp xếp ĐVHC (Hình từ Internet)
Dân số tỉnh Lào Cai sau sáp nhập theo Nghị quyết 202? Sau sắp xếp, tỉnh Lào Cai có diện tích bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định dân số tỉnh Lào Cai sau sắp xếp như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
1. Sắ xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang. Sau khi sắp xếp, tỉnh Tuyên Quang có diện tích tự nhiên là 13.795,50 km2, quy mô dân số là 1.865.270 người.
Tỉnh Tuyên Quang giáp các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 13.256,92 km2, quy mô dân số là 1.778.785 người.
Tỉnh Lào Cai giáp các tỉnh Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
3. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 8.375,21 km2, quy mô dân số là 1.799.489 người.
Tỉnh Thái Nguyên giáp các tỉnh Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội.
4. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ. Sau khi sắp xếp, tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 9.361,38 km2, quy mô dân số là 4.022.638 người.
Tỉnh Phú Thọ giáp các tỉnh Lào Cai, Ninh Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội.
5. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là Bắc Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 4.718,60 km2, quy mô dân số là 3.619.433 người.
[...]
Như vậy, dân số tỉnh Lào Cai sau sáp nhập theo Nghị quyết 202 là 1.778.785 người.
Sau sắp xếp, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 13.256,92 km2, giáp các tỉnh Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Việc phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định việc phân loại đơn vị hành chính như sau:
Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, việc phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.