Tồn tại và hạn chế khi thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân còn những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội là do đâu?

Nội dung chính

    Nguyên tắc trong việc thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật Nhà ở 2023 thì việc thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

    - Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở;

    - Có sự kết hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;

    - Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cộng đồng dân cư và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    - Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023;

    - Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì thực hiện hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên trước đối với: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới;

    - Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.

    Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và chính sách phát triển nhà ở xã hội

    Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 161/2024/QH15 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, Nghị quyết có hiệu lực từ 07/01/2025.

    Theo đó, khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 161/2024/QH15 có nêu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và chính sách phát triển nhà ở xã hội, cụ thể như sau:

    (1) Về nguyên nhân khách quan: Tình hình kinh tế - xã hội biến đổi nhanh, thị trường luôn luôn biến động; hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện trong điều kiện vừa phải bảo đảm tính dự báo, chuyển đổi, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm; quan điểm chính sách có sự thay đổi qua các thời kỳ nên khó tránh khỏi những hạn chế, bất cập; một số tồn tại chưa thể khắc phục ngay. Ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tình hình kinh tế thế giới suy giảm tác động đến kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường bất động sản, nguồn cung bất động sản nói riêng. Nguồn lực của Nhà nước cho công tác thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin phục vụ thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, cho công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất, định giá đất…; nguồn lực thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội; nguồn lực hỗ trợ cho người dân mua nhà ở, bảo đảm an sinh xã hội… còn hạn chế. Thực tiễn triển khai các dự án rất đa dạng, phát sinh nhiều tình huống khác nhau.

    (2) Về nguyên nhân chủ quan: Chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản thuộc nhiều ngành, lĩnh vực, do nhiều cơ quan, đơn vị chủ trì với những quan điểm khác nhau về công tác quản lý nhà nước, còn thiếu sự thống nhất trong quan điểm tiếp cận, xây dựng, thực hiện chính sách. Hệ thống pháp luật chậm được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nhu cầu của người dân. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội vẫn là khâu yếu, hiệu quả chưa cao. Các địa phương có tâm lý sợ sai, tâm lý nhiệm kỳ dẫn đến việc chỉ đạo thực hiện các dự án trên địa bàn chưa sát sao, giải quyết thủ tục chưa kịp thời. Nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; chưa quan tâm đến việc quy hoạch bố trí quỹ đất làm dự án nhà ở xã hội độc lập. Nhận thức, trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật có nơi, có lúc chưa đầy đủ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật, kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật ở một số nơi chưa kịp thời, sát sao. Ý thức chấp hành pháp luật tại cơ quan quản lý nhà nước cũng như của doanh nghiệp ở một số nơi chưa cao. Việc xử lý vi phạm pháp luật còn chậm, chưa kiên quyết.

    Như vậy những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và chính sách phát triển nhà ở xã hội nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan.

    Tồn tại và hạn chế khi thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội nguyên nhân từ đâu? (hình từ internet)

    Tồn tại và hạn chế khi thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội nguyên nhân từ đâu? (hình từ internet)

    Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 77 Luật Nhà ở 2023 thì hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được quy định như sau:

    - Hỗ trợ giải quyết bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội cho đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Điều 76 Luật Nhà ở 2023; đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

    Căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định việc hỗ trợ giải quyết bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội cho đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật Nhà ở 2023.

    - Hỗ trợ theo chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chương trình đầu tư công về nhà ở để đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.

    - Hỗ trợ tặng cho nhà ở cho đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 76 Luật Nhà ở 2023; việc miễn, giảm tiền sử dụng đất ở để xây dựng nhà ở quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    - Hỗ trợ giải quyết bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân cho đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 chưa được hưởng chính sách quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Nhà ở 2023.

    - Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở; đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 thì được vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

    - Đối tượng quy định tại khoản 11 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 được thuê nhà ở xã hội trong thời gian học tập.

    - Đối tượng quy định tại khoản 12 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp để bố trí cho cá nhân là công nhân của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mình trong khu công nghiệp đó thuê lại theo quy định tại Mục 3 Chương VI Luật Nhà ở 2023.

    - Công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương VI Luật Nhà ở 2023.

    Tải về  Nghị quyết 161/2024/QH15 có hiệu lực từ ngày 07/01/2025

    24