Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nào có 2 huyện đảo?
Nội dung chính
Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nào có 2 huyện đảo?
Việt Nam có 28 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có biển với 11 huyện đảo. Trong đó, Hải Phòng là thành phố duy nhất có hai huyện đảo gồm Cát Hải và Bạch Long Vĩ. Một tỉnh có hai huyện đảo là Quảng Ninh với Vân Đồn và Cô Tô. 7 huyện đảo còn lại gồm Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Trường Sa (Khánh Hoà), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Kiên Hải (Kiên Giang).
Hải Phòng là tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nằm ven biển,ở vùng đông bắc Đồng bằng sông Hồng, có diện tích hơn 1.560 km2, dân số hơn 2 triệu. Ngoài hai huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cát Hải, thành phố này có 6 huyện và 7 quận khác.
- Huyện Đảo Cát Hải thuộc Thành phố Hải Phòng phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Địa hình nơi đây phức tạp,tổng diện tích khoảng 345 km2, rừng núi chiếm 2/3 diện tích. Huyện có 2 đảo hợp thành. Đảo Cát Hải là dải cát dễ bị xâm thực và bị thủy triều bào mòn.Đảo Cát Bà 336 hòn đảo trong đó Đảo Cát Bà là đảo lớn nhất. Huyện có gần 30 ngàn người. Khu hành chính của huyện đóng tại Cát Bà. Nơi đây có Vườn Quốc Gia Cát Bà là nơi lưu giữ nguồn gel quí hiếm trong đó có loài Voọc Đầu trắng được ghi vào Sách Đỏ thế giới.
- Huyện đảo Bạch Long Vĩ là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở khoảng giữa vịnh, cách Hòn Dấu (Hải Phòng) 110 km, cách đảo Hạ Mai (Vân Đồn, Quảng Ninh) 70 km và cách mũi Đại Giác trên đảo Hải Nam (Trung Quốc) 130 km. Đảo nằm trên một trong tám ngư trường lớn của vịnh, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng biển của Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ cũng như trong phân định vịnh Bắc Bộ.
Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nào có 2 huyện đảo? (Hình từ Internet)
Đảo, quần đảo được định nghĩa như thế nào theo Luật Biển Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Biển Việt Nam 2012, quy định về đảo, quận đảo như sau:
Đảo, quần đảo
1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
Hoạt động lấn biển phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 190 Luật Đất đai 2024, quy định về hoạt động lấn biển cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Hoạt động lấn biển
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật.
2. Hoạt động lấn biển phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh tế, xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
c) Phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn;
d) Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận với biển của người dân, cộng đồng;
đ) Hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
....
Như vậy, hoạt động lấn biển phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh tế, xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn;
- Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận với biển của người dân, cộng đồng;
- Hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.