Biển đông nằm trên tuyến đường hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương với đại dương nào?

Biển đông nằm trên tuyến đường hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương với đại dương nào? Hoạt động lấn biển phải tuân thủ các nguyên tắc gì?

Nội dung chính

    Biển đông nằm trên tuyến đường hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương với đại dương nào?

    Tuyến đường hàng hải huyết mạch là các con đường giao thông biển quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong việc kết nối các khu vực, quốc gia hoặc châu lục với nhau, phục vụ cho vận chuyển hàng hóa và hành khách.

    Biển Đông mang ý nghĩa chiến lược đặc biệt không chỉ đối với các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà còn đối với cộng đồng quốc tế nói chung. Nằm trên tuyến đường hàng hải nối liền các đại dương lớn, Biển Đông là nơi đi qua nhiều tuyến đường giao thương quan trọng, kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cũng như giữa Châu Á và Châu Âu, Trung Đông.

    Đây là một tuyến hàng hải huyết mạch nhộn nhịp, với mức độ giao thông chỉ đứng sau khu vực Địa Trung Hải. Biển Đông cũng là điểm giao thương chủ yếu cho hơn 90% hoạt động vận tải thương mại quốc tế qua biển, và một nửa trong số đó cần phải đi qua khu vực này.

    Ngoài ra, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển năng lượng toàn cầu, với lượng dầu và khí vận chuyển qua đây gấp 15 lần so với qua kênh đào Panama. Khu vực này còn sở hữu các eo biển chiến lược, nổi bật là eo biển Malacca, một trong những eo biển bận rộn nhất thế giới.

    Với vị trí chiến lược, Biển Đông không chỉ quan trọng đối với việc duy trì an ninh khu vực và an toàn hàng hải, mà còn là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

    Như vậy, biển đông nằm trên tuyến đường hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

    Biển đông nằm trên tuyến đường hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương với đại dương nào? (Ảnh từ Internet)

    Biển đông nằm trên tuyến đường hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương với đại dương nào? (Ảnh từ Internet)

    Xác định ranh giới, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp có phải là nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
    1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
    a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
    b) Các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng; quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có sử dụng đất cấp quốc gia, liên tỉnh;
    c) Quy hoạch tỉnh;
    d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đơn vị hành chính cấp tỉnh;
    đ) Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, chất lượng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước của tỉnh;
    e) Nhu cầu, khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương; nguồn lực đầu tư công và các nguồn lực khác;
    g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
    2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
    a) Định hướng sử dụng đất được xác định trong quy hoạch tỉnh, tầm nhìn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;
    b) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh;
    c) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
    d) Xác định ranh giới, vị trí, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp;
    đ) Khoanh vùng các khu vực sử dụng đất cần quản lý nghiêm ngặt, gồm: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
    e) Phân kỳ quy hoạch sử dụng cho từng kỳ kế hoạch 05 năm theo các nội dung quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này;
    g) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
    ...

    Như vậy, việc xác định ranh giới, vị trí, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp là một trong những nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

    Hoạt động lấn biển phải tuân thủ các nguyên tắc gì?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 190 Luật Đất đai 2024 có quy định về nguyên tắc của hoạt động lấn biển.

    Theo đó, hoạt động lấn biển phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:

    - Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

    - Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh tế, xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

    - Phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị;

    - Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận với biển của người dân, cộng đồng;

    - Hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

    62
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ