Tỉnh Thái Bình hiện nay có bao nhiêu khu công nghiệp đang hoạt động?

Tỉnh Thái Bình hiện nay có bao nhiêu khu công nghiệp đang hoạt động? Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp như thế nào?

Nội dung chính

    Tỉnh Thái Bình hiện nay có bao nhiêu khu công nghiệp đang hoạt động?

    Tỉnh Thái Bình hiện có tổng 10 khu công nghiệp, trong đó có 4 khu công nghiệp trong Khu Kinh tế Thái Bình và 49 cụm công nghiệp đã hình thành trên địa bàn 8 huyện, thành phố với tổng diện tích khoảng gần 3.000 ha đã giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng luôn sẵn sàng chào đón nhà đầu tư.

    Có 8 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích gần 2.000 ha. Các khu công nghiệp này đã thu hút nhiều dự án đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động địa phương.

    Ngoài ra, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai 2 khu công nghiệp mới để mở rộng quy mô và tăng cường thu hút đầu tư trong tương lai.

    Tỉnh Thái Bình hiện nay có bao nhiêu khu công nghiệp đang hoạt động?

    Tỉnh Thái Bình hiện nay có bao nhiêu khu công nghiệp đang hoạt động? (Hình từ Internet)

    Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp như thế nào?

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp
    1. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp là một nội dung của quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 của Luật Quy hoạch.
    2. Nội dung phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp bao gồm:
    a) Mục tiêu, định hướng, tổ chức thực hiện và giải pháp về phát triển hệ thống khu công nghiệp trong kỳ quy hoạch;
    b) Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    c) Thể hiện phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp trên bản đồ quy hoạch.
    3. Nội dung Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
    a) Tên của khu công nghiệp;
    b) Quy mô diện tích và địa điểm dự kiến của khu công nghiệp.
    4. Việc lập Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Không phát triển khu công nghiệp mới tại khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, trừ khu công nghiệp được đầu tư theo loại hình khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái;
    b) Không sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ (bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới);
    c) Khu công nghiệp phải có khả năng kết nối đồng bộ với hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và có khả năng thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực để phát triển khu công nghiệp;
    d) Có quỹ đất tối thiểu bằng 2% tổng diện tích của các khu công nghiệp trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để quy hoạch xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp;
    đ) Đáp ứng quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều, hành lang bảo vệ bờ biển, sử dụng đất lấn biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên;
    e) Phù hợp với phương hướng xây dựng khu công nghiệp.
    5. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp là cơ sở để tổ chức:
    a) Lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng, quy hoạch điều chỉnh quy hoạch này;
    b) Lập, điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng.

    Theo đó, phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp được quy định theo quy định trên.

    Đầu tư hạ tầng và thành lập khu công nghiệp ra sao?

    Căn cứ Điều 6 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    Đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp
    1. Khu công nghiệp được đầu tư theo các loại hình khác nhau, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp).
    2. Khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp điều chỉnh khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định của pháp luật về xây dựng.
    3. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    4. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp mở rộng thực hiện theo quy định tương tự khu công nghiệp mới, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 9 của Nghị định này.
    5. Mỗi khu công nghiệp có một hoặc nhiều chủ đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
    6. Khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền:
    a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
    b) Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.

    Như vậy, việc đầu tư hạ tầng và thành lập khu công nghiệp được thực hiện theo quy định trên.

    112
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ