Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDLcó hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định việc tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu đối với di vật, cổ vật được thực hiện như sau:
- Người giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật (sau đây gọi là người giám định tư pháp), tổ chức giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật (sau đây gọi là tổ chức giám định tư pháp) tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.
- Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật thực hiện như sau:
+ Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật giám định tư pháp.
+ Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải được lập thành biên bản. Chỉ nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đúng đối tượng và không thuộc diện phải từ chối theo quy định của pháp luật.
=> Như vậy, việc tiếp nhận trưng cầu giám đinh tư pháp đối với di vật, cổ vật phải kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan, và phải được lập thành biên bản.