Thương một sau mỗi năm lại thương lên mười? Vợ chồng ly hôn sau 1 năm chung sống chia nhà đất thế nào?
Nội dung chính
Thương một sau mỗi năm lại thương lên mười?
Thương một sau mỗi năm lại thương lên mười lời bài hát của ca khúc Track 06 x Nơi nay có anh do tác giả Tyronee, VSTRA, Obito và Sơn Tùng M-Tp sáng tác.
Lời bài hát Track 06 x Nơi nay có anh:
Tình yêu sẽ lớn mỗi ngày
Vì dòng thương nhớ không dừng
Một lần em nhìn anh
Là cộng một lần em bối rối
Em không muốn xa rời
Một thế giới yên bình
Mà đâu có ngờ
Em ngồi ngắm trời đêm một mình hôm qua
Suốt thời gian lòng em chỉ mong có anh
Anh à, em với anh cùng xây ngôi nhà
Mang cái tên của anh và, anh và em (oh oh)
Thương một, để sau mỗi năm niềm thương lên mười
Em có anh ở trong đời, anh có em, là được rồi Mùa xuân đến bình yên
Cho anh những giấc mơ
Hạ lưu giữ ngày mưa
Ngọt ngào nên thơ
Mùa thu lá vàng rơi
Đông sang anh nhớ em
Tình yêu bé nhỏ xin
Dành tặng riêng em
Còn đó tiếng nói ấy bên tai
Vấn vương bao ngày qua
Ánh mắt bối rối
Nhớ thương bao ngày qua
Yêu em anh thẫn thờ
Con tim bâng khuâng đâu có ngờ
Chẳng bao giờ phải mong chờ
Đợi ai trong chiều hoàng hôn mờ
Đắm chìm hòa vào vần thơ
Ngắm nhìn khờ dại mộng mơ
Đừng bước vội vàng rồi làm ngơ
Lạnh lùng đó làm bộ dạng thờ ơ
Nhìn anh đi em nha
Hướng nụ cười cho riêng anh nha
Đơn giản là yêu
Con tim anh lên tiếng thôi
Cầm tay anh dựa vai anh
Kề bên anh nơi này có anh
Gió mang câu tình ca
Ngàn ánh sao vụt qua nhẹ ôm lấy em
(Yêu em thương em con tim anh chân thành)
Cầm tay anh dựa vai anh
Kề bên anh nơi này có anh
Khép đôi mi thật lâu
Nguyện mãi bên cạnh nhau
Yêu say đắm như ngày đầu
Mùa xuân đến bình yên
Cho anh những giấc mơ
Hạ lưu giữ ngày mưa
Ngọt ngào nên thơ
Mùa thu lá vàng rơi
Đông sang anh nhớ em
Tình yêu bé nhỏ xin
Dành tặng riêng em
Oh nhớ thương em
Oh nhớ thương em lắm
Ah phía sau chân trời
Có ai băng qua lối về
Cùng em đi trên đoạn đường dài
Anh à, em với anh cùng xây ngôi nhà
Mang cái tên của anh và, anh và em (oh oh)
Thương một, để sau mỗi năm niềm thương lên mười
Em có anh ở trong đời, anh có em, là được rồi
Mùa xuân đến bình yên
Cho anh những giấc mơ
Hạ lưu giữ ngày mưa
Ngọt ngào nên thơ
Mùa thu lá vàng rơi
Đông sang anh nhớ em
Tình yêu bé nhỏ xin
Dành tặng riêng em
Câu "Thương một sau mỗi năm lại thương lên mười" thể hiện ý nghĩa tình cảm ngày càng sâu đậm, bền chặt theo thời gian.
- "Thương một": Ban đầu tình cảm chỉ ở mức nhỏ, như một sự quan tâm đơn thuần.
- "Sau mỗi năm lại thương lên mười": Qua thời gian, tình cảm ấy không giảm đi mà còn tăng lên gấp nhiều lần, thể hiện sự gắn bó, trân trọng và yêu thương ngày càng lớn hơn.
Câu "Thương một sau mỗi năm lại thương lên mười" thường được dùng để diễn tả tình yêu, tình thân hoặc sự quý trọng ai đó ngày càng sâu sắc hơn theo năm tháng.
Thương một sau mỗi năm lại thương lên mười? Vợ chồng ly hôn sau 1 năm chung sống chia nhà đất thế nào? (Hình từ Internet)
Vợ chồng ly hôn sau 1 năm chung sống chia nhà đất thế nào?
(1) Chia nhà đất sau ly hôn là tài sản riêng
Căn cứ khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
...
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
...
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
...
Như vậy, trường hợp nhà đất được cấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản riêng của người nào thì người còn lại sẽ không được chia và không có quyền yêu cầu chia nhà đất.
(2) Chia nhà đất sau ly hôn là tài sản chung
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
...
Như vậy, việc chia nhà đất của vợ chồng ly hôn sau 1 năm chung sống được giải quyết theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng theo quy định nêu trên.
Ngoài ra, căn cứ điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
...
2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.
Theo đó, quyền sử dụng đất đối với đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp là tài sản chung của vợ chồng ly hôn được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.