Thực hư việc sáp nhập Nhơn Trạch vào TP HCM?

Thực hư việc sáp nhập Nhơn Trạch vào TP HCM? Trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh, thành được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

Thực hư việc sáp nhập Nhơn Trạch vào TP HCM?

Theo Đề án sắp xếp ĐVHC TPHCM, UBND TP HCM có đề xuất sáp nhập Nhơn Trạch vào TP HCM như sau:

Đề xuất Trung ương xem xét việc sáp nhập huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai về Thành phố Hồ Chí Minh mới là sự hoàn thiện trong quy hoạch vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tạo sự kết nối các trung tâm phát triển công nghiệp lớn của Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Bên cạnh hạ tầng giao thông đường bộ, huyện Nhơn Trạch cũng là địa phương hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển cảng biển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương, cũng như cả vùng Đông Nam Bộ.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có quy định về Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:

- Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

Như vậy, Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 không có đề cập về việc sáp nhập Nhơn Trạch vào TP HCM. Do đó, sau sáp nhập, Nhơn Trạch sẽ tiếp tục thuộc tỉnh Đồng Nai mới. Tỉnh Đồng Nai mới được hợp nhất bởi tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước.

Trên đây là thông tin "Thực hư về việc sáp nhập Nhơn Trạch vào TP HCM?", thông tin sẽ tiếp tục được cập nhật khi có quy định chính thức mới.

Thực hư việc sáp nhập Nhơn Trạch vào TP HCM?

Thực hư việc sáp nhập Nhơn Trạch vào TP HCM? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh, thành được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

Theo đó, trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh, thành được thực hiện như sau:

(1) Chính phủ tổ chức xây dựng sáp nhập tỉnh, thành trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án sáp nhập cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(2) Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh, thành gồm có:

- Tờ trình về việc sáp nhập tỉnh, thành;

- Đề án về việc sáp nhập tỉnh, thành;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sáp nhập tỉnh, thành.

(3) Đề án sáp nhập tỉnh, thành phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trươngsáp nhập tỉnh, thành bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc sáp nhập tỉnh, thành.

(5) Đề án sáp nhập tỉnh, thành phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án sáp nhập tỉnh, thành thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
saved-content
unsaved-content
4260