Thủ tục khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang công tác tại UBND huyện Châu Thành, tỉnh Quảng Nam. Gần đây, do nhu cầu công việc, tôi có tìm hiểu thêm về hoạt động tố tụng hình sự. Tôi được biết, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vừa được thông qua và có hiệu lực vào năm 2018. Tôi thắc mắc, theo quy định của luật mới thì thủ tục khởi tố bị can được tiến hành như thế nào? Có gì khác so với quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003 hay không? Rất mong Ban biên tập hỗ trợ giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! Vũ Ngọc Trâm (tram***@gmail.com)

"> Thủ tục khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang công tác tại UBND huyện Châu Thành, tỉnh Quảng Nam. Gần đây, do nhu cầu công việc, tôi có tìm hiểu thêm về hoạt động tố tụng hình sự. Tôi được biết, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vừa được thông qua và có hiệu lực vào năm 2018. Tôi thắc mắc, theo quy định của luật mới thì thủ tục khởi tố bị can được tiến hành như thế nào? Có gì khác so với quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003 hay không? Rất mong Ban biên tập hỗ trợ giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! Vũ Ngọc Trâm (tram***@gmail.com)

">


Thủ tục khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được thực hiện như thế nào?

Theo quy định của luật mới thì thủ tục khởi tố bị can được tiến hành như thế nào? Có gì khác so với quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003 hay không?

Nội dung chính

    Thủ tục khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được thực hiện như thế nào?

    Thủ tục khởi tố bị can được quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể như sau:

    1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
    2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
    Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
    3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
    Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.
    4. Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
    Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.
    5. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can.
    Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án.
    Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

    Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, chúng tôi xin cung cấp thêm một số thông tin như sau:

    Khởi tố bị can là việc quyết định bằng văn bản của Cơ quan điều tra đối với một người khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định khởi tố bị can là cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và tiến hành các biện pháp điều tra đối với người đó. Cần chú ý là, đối với một người tuy chưa thực hiện các hành vi khách quan của một tội phạm cụ thể, nhưng đang hoặc đã thực hiện việc tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng (giai đoạn chuẩn bị phạm tội) thì vẫn có thể bị khởi tố theo quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự 2015.

    – Trước khi quyết định khởi tố bị can cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải có chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng; làm rõ đó là tội phạm gì, quy định ở điều, khoản nào của Bộ luật hình sự (trong trường hợp họ bị khởi tố về nhiều tội thì phải ghi đầy đủ các tội đó và các điều luật đã áp dụng); xác định họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người bị khởi tố, thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm như thủ đoạn, phương tiện phạm tội, lỗi, có hay không các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự… Những nội dung này phải được ghi vào quyết định khởi tố bị can.

    – Người có thẩm quyền quyết định khởi tố bị can gồm:

    + Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;

    + Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát;

    + Cán bộ của các cơ quan ‘được giao quyền hạn điều tra gồm: Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Trưởng đồn, Phó trưởng đồn biên phòng; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan của Tổng cục Hải quan, Cục trưởng, Phó cục trưởng cục Hải quan cấp tỉnh, Chi cục trưởng chi cục Hải quan được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ định; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm. Những người này có quyền khởi tố bị can khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của đơn vị mình đối với tội ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng.

    – Như vậy, so với Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có một số sự thay đổi như sau:

    + Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.

    + Bộ luật tố tụng hình sự 2003 yêu cầu “Sau khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh chỉ bản của bị can và đưa vào hồ sơ vụ án” nhưng  Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 lại bỏ quy định này.

    23