Thủ tục đăng ký việc nhận con được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Thủ tục đăng ký việc nhận con được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 thì việc xác định cha cho con nếu các bên tự nguyện và không có tranh chấp thuộc thẩm quyền của cơ quan hộ tịch. Cụ thể trong trường hợp trên thuộc UBND cấp tỉnh vì có yếu tố nước ngoài. Hồ sơ xin nhận con bao gồm:
- Đơn xin nhận con theo mẫu quy định;
- Bản sao giấy CMND (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận con;
- Bản sao giấy khai sinh của người được nhận con;
- Giấy tờ tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con như: thư từ, phim, ảnh, băng, đĩa hình, kết quả giảm định y học, người làm chứng...
- Bản sao sổ hộ khẩu của người được nhận là con. Ngoài ra, đối với trường hợp trong khai sịnh con đã có khai về cha là tên một người đàn ông khác thì hồ sơ phải có văn bản từ chối nhận con của người đó và tường trình của người mẹ cam kết người cha trong khai sinh không phải là cha ruột của đứa bé. Các văn bản nói trên đều phải có xác nhận chữ ký của đương sự tại UBND cấp xã.
Hồ sơ lập thành 01 bộ nộp tại Sở Tư pháp; thời hạn giải quyết là 45 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau khi nhận được Quyết định công nhận việc cha nhân con, người mẹ sẽ tiến hành thủ tục cải chính lại họ tên cha cho con trong giấy khai sinh và sổ bộ.