Thu phí hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp

Thu phí hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp như thế nào? Văn bản nào quy định?

Nội dung chính

    Thu phí hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp

    Khi yêu cầu công chứng, người yêu cầu công chứng phải nộp phí công chứng (Điều 46 Luật Công chứng) và thù lao công chứng, chi phí khác (Điều 57 Luật Công chứng). Mức thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng xác định.Mức thu phí công chứng được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp.

    Đối với trường hợp công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch được thực hiện như sau:

    - Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu theo quy định tại khoản 2 điều 2 Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP: tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay (tính theo phần tăng thêm);

    - Các trường hợp công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch khác: Mức thu 40.000 đông/trường hợp.

    Trở lại với trường hợp của bạn, sau khi hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng HDTD/2013, bạn vay thêm khoản vay mới theo hợp đồng tín dụng HDTD/2013-01. Như vậy, bạn vay của Ngân hàng hai khoản vay, tổng là 2 tỷ đồng chứ không phải chỉ vay một khoản vay là 1 tỷ đồng. Văn phòng công chứng thu phí công chứng và giải thích như vậy là phù hợp với quy định của pháp luật.

     

    44