Thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức theo quy định mới ra sao?
Nội dung chính
Thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức theo quy định mới ra sao?
Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật thì thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật Cán bộ công chức quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá hai tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phưc tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật, trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Từ quy định như luật gia đã nêu, anh phải xem lại quá trình vi phạm của bạn anh ở thời điểm nào; nếu quá 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm mà cấp có thẩm quyền chưa xử lý kỷ luật thì cán bộ có vi phạm không bị xem xét kỷ luật nữa. Nếu thanh tra phát hiện thì cũng chỉ nêu để rút kinh nghiệm trong công tác xử lý cán bộ vi phạm. Đối với cán bộ đã bị khởi tố, nay được đình chỉ thì cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào mức độ lỗi để áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức cho phù hợp. Nếu không xử lý kỷ luật cán bộ đó là vi phạm pháp luật.