Thời gian công tác để đủ điều kiện bổ nhiệm Thừa phát lại được tính như thế nào?

Bổ nhiệm làm Thừa phát lại thì một người phải có trên 3 năm hoạt động pháp luật tại các cơ quan tổ chức có liên quan đến pháp luật. Như vậy thời gian hoạt động này tính thế nào?

Nội dung chính

    Thời gian công tác để đủ điều kiện bổ nhiệm Thừa phát lại được tính như thế nào?

    Căn cứ Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

    Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

    Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

    Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

    Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

    Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

    Theo Khoản 3 có quy định là có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

    Theo quy định này thì một người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải có trên 3 năm công tác pháp luật sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật. Như vậy thời gian công tác pháp luật được tính sau khi đã có bằng đại học.

    8