Theo quy định thì không đội mũ bảo hiểm, gây tai nạn khi đi xe máy sẽ xử phạt ra sao?

Theo quy định thì không đội mũ bảo hiểm, gây tai nạn khi đi xe máy sẽ xử phạt ra sao? Mức phạt tối đa đối với vi phạm này là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Theo quy định thì không đội mũ bảo hiểm, gây tai nạn khi đi xe máy sẽ xử phạt ra sao?

    Thứ nhất, hành vi điều khiển xe máy của em bạn khi điều khiển xe máy khi tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm là vi phạm Luật được quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

    - Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    " Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ; "

    Thứ hai, khi tham gia gia thông em bạn đã gây ra tai nạn giao thông nhưng không dừng lại và bỏ trốn về nhà là vi phạm Luật được quy định tại Điểm đ Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    " Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; "

    Bên cạnh đó, tại Điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    - Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

     Như vậy, trong trường hợp này em bạn sẽ bị xử phạt về hình vi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng, và bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe khi gây tai nạn giao thông không dừng lại và đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lấy xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

    - Tại Điểm k Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

     Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

    - Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

    - ...."

    Vì vậy, nếu em bạn gây ra tai nạn giao thông mà có hành vi trốn tránh che giấu hành vi vi phạm của mình thì hành vi này chính là tình tiết tăng nặng của việc phạm tội của mình. Bạn nên khuyên em mình nên đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết càng sớm càng tốt.

     

    12