Theo pháp luật Việt Nam việc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp được quy định như thế nào?

Theo pháp luật Việt Nam việc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Theo pháp luật Việt Nam việc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp được quy định như thế nào?

    Thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp được hướng dẫn tại Điều 31 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:

    1. Chứng chỉ sơ cấp và bản sao bị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp thu hồi khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
    a) Phát hiện có gian lận trong quá trình học tập dẫn đến sai lệch kết quả công nhận tốt nghiệp.
    b) Phát hiện có vi phạm về việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp;
    c) Cấp cho người không đủ điều kiện; chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp do người không có thẩm quyền cấp; chứng chỉ sơ cấp bị tẩy xóa, sửa chữa;
    d) Người được cấp chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp để cho người khác sử dụng chứng chỉ sơ cấp hoặc bản sao chứng chỉ sơ cấp của mình.
    2. Người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp xem xét ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp và thu hồi chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp mà mình đã cấp. Trong trường hợp cần thiết, việc thu hồi chứng chỉ sơ cấp được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Trên đây là nội dung về thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp, được quy định tại Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

    13