Theo pháp luật Việt Nam, việc kết luận giám định tư pháp ngành công thương được quy định như thế nào?

Tôi đang tìm hiểu về vấn đề này và có thắc mắc sau. Theo pháp luật Việt Nam, việc kết luận giám định tư pháp ngành công thương được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Theo pháp luật Việt Nam, việc kết luận giám định tư pháp ngành công thương được quy định như thế nào?

    Theo quy định hiện hành tại Điều 15 Thông tư 30/2016/TT-BCT thì việc kết luận giám định tư pháp ngành công thương được quy định như sau:

    - Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định lập kết luận giám định tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Giám định tư pháp 2012 và trả kết luận giám định cho bên trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp theo đúng thời hạn yêu cầu.

    - Kết luận giám định tư pháp phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan. Trường hợp kết quả giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức liên quan thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

    - Kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký của người thực hiện giám định hoặc người đứng đầu tổ chức thực hiện giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giám định tư pháp 2012.

    - Kết luận giám định tư pháp, biên bản bàn giao kết luận giám định tư pháp và văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục III, IV, V của Thông tư này.

    Việc kết luận giám định tư pháp ngành công thương được quy định tại Thông tư 30/2016/TT-BCT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương.

    10