Thay đổi hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa sơ thẩm là gì?

Cho tôi hỏi thay đổi hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa sơ thẩm là gì? Khi nào cần thay đổi hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Nội dung chính

    Thay đổi hay hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa sơ thẩm là gì? 

    Vấn đề thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 137 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể như sau: 

    Khi xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

    Việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể:

    Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
    b) Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
    c) Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự;
    d) Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
    đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật này;
    e) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
    g) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
    h) Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.

    Trên đây là tư vấn về thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ở tòa án cấp sơ thẩm.

    20