Thẩm quyền xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy khác huyện
Nội dung chính
Căn cứ theo Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:
"đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;”
Theo quy định pháp luật người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh có vi phạm hành chính.
Vì vậy, cơ quan công an huyện nào chứng minh được hành vi vi phạm thì sẽ là nơi có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của anh Trần Văn An. Vì thế, nếu công an huyện A không chứng minh được hành vi vi phạm của anh An thì không có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, cơ quan công an huyện A phải thông báo cho bên huyện B về hành vi vi phạm để phối hợp cùng điều tra và có chế tài xử phạt thích đáng đối với anh Trần Văn An theo Điều 7 Luật Phòng chống ma túy 2000:
Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý.
Theo đó, căn cứ Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về chế tài phạt vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!