Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại quy định ra sao?
Nội dung chính
Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 20/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại thì thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại được quy định cụ thể như sau:
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại với các nội dung quản lý cụ thể sau đây:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
+ Hướng dẫn và kiểm tra các Sở Công thương trong việc đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
+ Trực tiếp kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại khi cần thiết;
+ Xây dựng hệ thống thông tin để quản lý thống nhất việc đăng ký con dấu nghiệp vụ của các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đăng ký kinh doanh hướng dẫn thực hiện việc đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo quy định tại Nghị định 20/2006/NĐ-CP.