Thẩm quyền khám giám định y khoa đối với người hoạt động kháng chiến được quy định như thế nào?

Thẩm quyền khám giám định y khoa đối với người hoạt động kháng chiến được quy định như thế nào? Có bao gồm hội đồng GĐYK cấp tỉnh giới thiệu do vượt khả năng chuyên môn không?

Nội dung chính

    Thẩm quyền khám giám định y khoa đối với người hoạt động kháng chiến được quy định như thế nào? 

    Thẩm quyền khám giám định y khoa đối với người hoạt động kháng chiến được quy định Điều 4 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:

    - Hội đồng GĐYK cấp tỉnh thực hiện khám giám định lần đầu cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

    - Hội đồng GĐYK cấp Trung ương khám giám định phúc quyết đối với các trường hợp sau:

    + Hội đồng GĐYK cấp tỉnh giới thiệu do vượt khả năng chuyên môn;

    + Đối tượng không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh;

    + Đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này phải khám giám định theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Bộ LĐTBXH).

    - Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối khám giám định đối với các trường hợp:

    + Đối tượng không đồng ý với kết quả khám giám định phúc quyết của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;

    + Đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này phải khám giám định theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc Cục Người có công, Bộ LĐTBXH.

    12