Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Thẩm phán là chú ruột của bị hại thì có bị thay đổi không?

Thẩm phán là chú ruột của bị hại thì có bị thay đổi không? Bị cáo có quyền thay đổi thẩm phán không? Việc đó được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Thẩm phán là chú ruột của bị hại thì có bị thay đổi không?

    Căn cứ Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

    1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
    2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
    3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
    Theo Điểm e Khoản 1 Điều 4 Bộ luật này người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

    Như vậy, theo quy định như trên nếu thẩm phán thụ lý vụ án của em bạn mà là chú ruột của bị hại thì người này phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.

    Căn cứ Khoản 2 Điều 61 Bộ luật này có quy định về quyền của bị cáo như sau:

    a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
    b) Tham gia phiên tòa;
    c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
    d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
    ...

    Như vậy, em của bạn có quyền đề nghị thay đổi thẩm phán cũng như những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác.

    8