Tài sản chung của vợ chồng là gì? Giao dịch quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được quy định như thế nào?

Tài sản chung của vợ chồng là gì? Giao dịch quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Tài sản chung của vợ chồng là gì?

    Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

    - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

    Căn cứ quy định trên thì quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng còn được hướng dẫn bởi Điều 9 và Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng được xem là tài sản chung của vợ chồng.

    Giao dịch quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng từ quy định như thế nào?

    Tại Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có quy định như sau:

    - Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

    - Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

    + Bất động sản;

    + Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

    + Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình

    Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia.

    Tuy nhiên, đối với trường hợp giao dịch tài sản là bất động sản thì phải có sự thỏa thuận của vợ chồng được thể hiện dưới dạng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Đất Đai 2024.

    Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
    …..
    3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

    ...

    Nếu vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung là đất mà không có sự thỏa thuận bằng văn bản thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.

    Giao dịch quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng từ quy định như thế nào? (Hình ảnh từ internet)

    Giao dịch quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng vô hiệu khi nào?

    Theo quy định tại khoản 1, Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

    Theo đó, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng đều có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với quyền sử dụng đất đó. Do đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đó cho người khác thì yêu cầu phải có chữ ký của cả hai vợ chồng thì hợp đồng mua bán nhà đất mới có hiệu lực pháp lý,

    Nếu là tài sản chung mà chồng tự ý chuyển nhượng cho người khác mà không có sự đồng ý của người vợ dù sổ đỏ đứng tên chồng hoặc ngược lại thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015, giao dịch tài sản chung của vợ chồng có thể bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp:

    (1) Giao dịch chuyển quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng vô hiệu do không đủ điều kiện chuyển nhượng;

    (2) Giao dịch chuyển quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

    (3) Giao dịch chuyển quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng vô hiệu do giả tạo;

    (4) Giao dịch chuyển quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng vô hiệu do nhầm lẫn.

    Có được nhập tài sản riêng là quyền sử dụng đất vào tài sản chung của vợ chồng không?

    Căn cứ Theo Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:

    Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
    1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
    3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
    4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

    Theo đó, vợ , chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng.

    16