Tải mẫu giấy đề nghị thanh toán 05 TT mới nhất 2025

Tải mẫu giấy đề nghị thanh toán 05 TT mới nhất 2025? Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Tải mẫu giấy đề nghị thanh toán 05 TT mới nhất 2025

    Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.

    Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

    Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về mẫu giấy đề nghị thanh toán 05 TT. Theo đó, mẫu giấy đề nghị thanh toán là Mẫu số 05-TT ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

    mẫu giấy đề nghị thanh toán

    Mẫu giấy đề nghị thanh toán

    Tải mẫu giấy đề nghị thanh toán 05 TT mới nhất 2025: Tải về

    Tải mẫu giấy đề nghị thanh toán 05 TT mới nhất 2025

    Tải mẫu giấy đề nghị thanh toán 05 TT mới nhất 2025 (Hình từ Internet)

    Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài như sau:

    (1) Nhà thầu nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc cư trú tại Việt Nam mà cơ sở thường trú hoặc cư trú không phải là đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân thực hiện Chế độ kế toán tại Việt Nam như sau:

    - Các nhà thầu có đặc thù áp dụng theo Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng cho nhà thầu;

    - Các nhà thầu không có Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng thì được lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hoặc vận dụng một số nội dung của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình.

    - Trường hợp nhà thầu lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện nhất quán cho cả niên độ kế toán.

    - Nhà thầu phải thông báo cho cơ quan thuế về Chế độ kế toán áp dụng không chậm hơn 90 ngày kể từ thời điểm bắt đầu chính thức hoạt động tại Việt Nam. Khi thay đổi thể thức áp dụng Chế độ kế toán, nhà thầu phải thông báo cho cơ quan thuế không chậm hơn 15 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi.

    (2) Nhà thầu nước ngoài phải kế toán chi tiết theo từng Hợp đồng nhận thầu (từng Giấy phép nhận thầu), từng giao dịch làm cơ sở để quyết toán hợp đồng và quyết toán thuế.

    (3) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam nhưng có nhu cầu bổ sung, sửa đổi thì phải đăng ký theo quy định tại Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC và chỉ được thực hiện khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

    Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho nhà thầu nước ngoài về việc đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán.

    Quy định về lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán thế nào?

    Tại Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau:

    (1) Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

    (2) Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:

    - Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và

    - Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.

    (3) Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:

    - Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);

    - Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.

    (4) Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    saved-content
    unsaved-content
    136