Tải file Công văn 03 CV BCĐ về định hướng sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025

Tải file Công văn 03 CV BCĐ về định hướng sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025? Định hướng sắp xếp bố trí cán bộ công chức cấp tỉnh theo Công văn 03?

Nội dung chính

Tải file Công văn 03 CV BCĐ về định hướng sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025

Ngày 15/4/2025, Ban Chỉ đạo đã ký và ban hành Công văn số 03/CV-BCĐ năm 2025 về định hướng sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025, gửi tới Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công văn này nêu rõ định hướng một số nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp các đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương cấp 2, cũng như những vấn đề về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện công tác sắp xếp.

> Sẽ có bao nhiêu chức danh lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập

> Định hướng sắp xếp cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp xã sau sáp nhập

> File Công văn 03 CV BCĐ: Tải về

Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 quy định

Điều 10. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
[...]
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
[...]

Để đáp ứng tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận 137-KL/TW và có sự linh hoạt, chủ động cho các địa phương tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn, tại khoản 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đã quy định: UBND cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sáp nhập (đối với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh), ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp (đối với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã); quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính theo yêu cầu tại Kết luận 137-KL/TW năm 2025 và Nghị quyết 74/NQ-CP ngày 07/4/2025.

Để bảo đảm thống nhất về nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến Nhân dân tại địa phương, đề nghị UBND cấp tỉnh có thể lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến (theo mẫu gửi kèm) hoặc lựa chọn các hình thức phù hợp khác như lấy phiếu qua trang thông tin điện tử, họp đại diện hộ gia đình tại đơn vị hành chính cấp xã, thôn, tổ dân phố để biểu quyết,...

Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có thể thực hiện đồng thời với việc lấy ý kiến đối với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Xem toàn văn Công văn 03 CV BCĐ về định hướng sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025

Tải file Công văn 03 CV BCĐ về định hướng sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025

Tải file Công văn 03 CV BCĐ về định hướng sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025 (Hình từ Internet)

Định hướng sắp xếp bố trí cán bộ công chức cấp tỉnh theo Công văn 03?

Theo Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025, định hướng sắp xếp bố trí cán bộ công chức cấp tỉnh như sau:

Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý của ĐVHC cấp tỉnh sau sắp xếp thực hiện theo Kết luận của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương đối với cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập.

Số lượng lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số lãnh đạo, quản lý có mặt của các tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện bố trí theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với trường hợp đang giữ chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn, căn cứ điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mới sau sắp xếp. Đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu sau sắp xếp thì được bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề hoặc bố trí giữ chức danh tương đương ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc tăng cường làm lãnh đạo cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ, năng lực của cán bộ, công chức và được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy.

Đối với trường hợp đang giữ chức danh cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu đơn vị sau sắp xếp hoặc bố trí giữ chức danh tương đương ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc tăng cường làm lãnh đạo cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ, năng lực của cán bộ, công chức.

Trước mắt số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc CQĐP ở ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp có thể cao hơn quy định và giảm dần theo lộ trình bảo đảm thực hiện quy định của Chính phủ.

Trước mắt giữ nguyên số lượng công chức, viên chức, người lao động hợp đồng hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để sắp xếp, bố trí công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tương ứng hoặc bố trí công tác tại cấp xã. Sau đó, thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hoàng Nam
saved-content
unsaved-content
3376