Số lượng điểm địa chính trong lưới địa chính khi đo đạc lập bản đồ địa chính được xác định như thế nào từ 15/01/2025?

Số lượng điểm địa chính trong lưới địa chính khi đo đạc lập bản đồ địa chính được xác định như thế nào từ 15/01/2025?

Nội dung chính

    Số lượng điểm địa chính trong lưới địa chính khi đo đạc lập bản đồ địa chính được xác định như thế nào từ 15/01/2025?

    Ngày 26/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính.

    Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT, số lượng điểm địa chính trong lưới địa chính khi đo đạc lập bản đồ địa chính được xác định như sau:

    (1) Trung bình 30 ha có một điểm địa chính khi đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bằng phương pháp đo trực tiếp tại thực địa sử dụng máy toàn đạc điện tử;

    (2) Trung bình từ 125 ha có một điểm địa chính khi đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000 và 1:2.000 bằng phương pháp đo trực tiếp tại thực địa sử dụng máy toàn đạc điện tử;

    (3) Trung bình 500 ha có một điểm địa chính khi đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5.000 và 1:10.000 bằng phương pháp đo trực tiếp tại thực địa sử dụng máy toàn đạc điện tử;

    (4) Trung bình 2.500 ha có một điểm địa chính khi đo đạc lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo trực tiếp tại thực địa sử dụng công nghệ GNSS hoặc phương pháp đo từ ảnh hàng không kết hợp với phương pháp đo trực tiếp tại thực địa;

    (5) Đối với khu đo có dạng hình tuyến, hẹp và kéo dài thì số lượng điểm địa chính được xác định theo chiều dài của khu đo, trung bình 1,5 km chiều dài khu đo có một điểm địa chính.

    Lưu ý: Đối với khu đo nếu xác định số lượng điểm địa chính theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 11 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT mà không đủ hai điểm thì vẫn được xác định hai điểm.

    Số lượng điểm địa chính trong lưới địa chính khi đo đạc lập bản đồ địa chính được xác định như thế nào từ 15/01/2025?

    Số lượng điểm địa chính trong lưới địa chính khi đo đạc lập bản đồ địa chính được xác định như thế nào từ 15/01/2025? (Hình từ Internet)

    Lưới địa chính được thiết kế như thế nào?

    Khoản 2 Điều 11 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định:

    Lưới địa chính
    ...
    2. Thiết kế lưới địa chính
    a) Việc thiết kế lưới địa chính đảm bảo các điểm địa chính được phân bố đều trên khu đo; ưu tiên tăng dày cho khu vực bị che khuất nhiều, địa hình phức tạp; tạo thuận lợi cho phát triển lưới khống chế đo vẽ và đo đạc chi tiết;
    b) Lưới địa chính được thiết kế trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hoặc bản đồ địa chính đã có trước đó;
    c) Số thứ tự điểm địa chính (số hiệu) được đánh liên tục theo tên khu đo từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới theo đường lưới tọa độ vuông góc trên bản đồ sử dụng để thiết kế lưới;
    d) Lưới địa chính được thiết kế để đo nối tọa độ với ít nhất ba điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm tọa độ quốc gia hạng III trở lên, trường hợp đặc biệt được phép đo nối với hai điểm nhưng phải xác định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán, phương án nhiệm vụ.
    Các điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên và điểm độ cao quốc gia từ hạng IV trở lên đã có trong khu đo được đưa vào thiết kế lưới;
    đ) Khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải thiết kế để xác định đồng thời tọa độ và độ cao; trường hợp lập lưới địa chính bằng phương pháp khác thì không xác định độ cao điểm địa chính.
    ...

    Như vậy, lưới địa chính được thiết kế theo quy định trên.

    Nội dung chính của bản đồ địa chính là gì?

    Khoản 1 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định:

    Nội dung và hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính
    1. Nội dung chính của bản đồ địa chính gồm:
    a) Thửa đất: Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
    b) Các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính bao gồm: Khung bản đồ; điểm khống chế tọa độ, độ cao; mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp; các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; nhà ở và công trình xây dựng khác; địa vật, công trình có ý nghĩa định hướng cao; mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật; ghi chú thuyết minh; dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có).
    ...

    Như vậy, bản đồ địa chính gồm các nội dung chính như trên.

    Thông tư 26/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2025.

    31