Số lợi bất hợp pháp được xác định như thế nào đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích?

Số lợi bất hợp pháp được xác định như thế nào đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích?

Nội dung chính

    Số lợi bất hợp pháp được xác định như thế nào đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 123/2024/NĐ-CP giải thích về số lợi bất hợp pháp là số lợi được tính thành tiền do tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có được từ việc sử dụng đất sau vi phạm và phải nộp vào ngân sách nhà nước.

    Đồng thời, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định số lợi bất hợp pháp như sau:

    Hành vi sử dụng đất sai mục đích thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất của loại đất sau khi vi phạm so với giá trị quyền sử dụng đất của loại đất trước khi vi phạm, được tính theo công thức sau đây:


    Trong đó:

    G (1,2) = Diện tích đất vi phạm (x) Giá đất theo bảng giá đất;

    Diện tích đất và giá đất được xác định tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính;

    Loại đất trước khi vi phạm được xác định theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2024; loại đất sau khi vi phạm được xác định theo hiện trạng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính;

    Số năm vi phạm được xác định từ thời điểm sử dụng đất sang mục đích khác đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

    Số lợi bất hợp pháp được xác định như thế nào đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích?Số lợi bất hợp pháp được xác định như thế nào đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích? (Hình từ Internet)

    Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích là bao nhiêu năm?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
    2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
    a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều này là hành vi đã kết thúc thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
    b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này là hành vi đang thực hiện thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
    3. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được xác định như sau:
    a) Đối với các hành vi quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm mà các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc văn bản giao dịch đã ký kết;
    ...

    Như vậy, hành vi sử dụng đất sai mục đích thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.

    Các hành vi xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạt trong lĩnh vực đất đai gồm?

    Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạt trong lĩnh vực đất như sau:

    Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
    1. Hình thức xử phạt hành chính bao gồm:
    a) Cảnh cáo;
    b) Phạt tiền.
    2. Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
    a) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
    b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề tư vấn có thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn có thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng.
    ...

    Ngoài ra, căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về các biến pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạt trong lĩnh vực đất như sau:

    Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

    - Buộc đăng ký đất đai;

    - Buộc thực hiện thủ tục để được phê duyệt dự án chăn nuôi tập trung có quy mô lớn;

    - Buộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và làm thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa;

    - Buộc bên nhận chuyển quyền, bên thuê, bên thuê lại, bên nhận góp vốn, bên nhận tài sản gắn liền với đất phải trả lại đất;

    - Buộc chấm dứt hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, chuyển đổi, góp vốn, mua, bán tài sản gắn liền với đất; mua, bán tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;

    - Buộc lập phương án sử dụng đất nông nghiệp đối với tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;

    - Buộc thành lập tổ chức kinh tế và lập phương án sử dụng đất trồng lúa đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức;

    - Buộc trả lại tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;

    - Buộc ký lại hợp đồng thuê đất;

    - Buộc phải nộp hồ sơ để làm thủ tục xin chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án;

    - Buộc đưa đất vào sử dụng;

    - Buộc nộp hồ sơ để làm thủ tục chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    - Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;

    - Buộc phải cung cấp, cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu.

    16