Sau 60 ngày liên tục bên nhận thầu không thực hiện công việc theo hợp đồng thì bên giao thầu có được chấm dứt hợp đồng không?

Bên nhận thầu không thực hiện công việc theo hợp đồng bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng? Tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong các trường hợp nào?

Nội dung chính

    Sau 60 ngày liên tục bên nhận thầu không thực hiện công việc theo hợp đồng thì bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng không?

    Căn cứ theo khoản 7 Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về chấm dứt hợp đồng xây dựng quy định như sau:

    Chấm dứt hợp đồng xây dựng
    7. Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
    a) Bên nhận thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên giao thầu.
    b) Bên nhận thầu từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc năm mươi sáu (56) ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp được phép của bên giao thầu.
    …...

    Theo đó, bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

    - Bên nhận thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên giao thầu.

    - Bên nhận thầu từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc 56 ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp được phép của bên giao thầu.

    Vì vậy, sau 60 ngày liên tục bên nhận thầu không thực hiện công việc theo hợp đồng thì bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng

    Sau 60 ngày liên tục bên nhận thầu không thực hiện công việc theo hợp đồng thì bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng không?

    Sau 60 ngày liên tục bên nhận thầu không thực hiện công việc theo hợp đồng thì bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng không? (Hình từ Internet)

    Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp nào?

    Căn cứ theo khoản 8 Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về chấm dứt hợp đồng xây dựng quy định như sau:

    Chấm dứt hợp đồng xây dựng
    ...
    8. Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
    a) Bên giao thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên nhận thầu.
    b) Sau năm mươi sáu (56) ngày liên tục công việc bị dừng do lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
    c) Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu sau năm mươi sáu (56) ngày kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
    ...

    Theo đó, Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

    - Bên giao thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên nhận thầu.

    -Sau 56 ngày liên tục công việc bị dừng do lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    - Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu sau 56 ngày kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Các bên tham gia hợp đồng được tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong các trường hợp nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

    Tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng
    2. Các bên tham gia hợp đồng được tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong các trường hợp sau:
    a) Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết.
    b) Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng và kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán, cụ thể như: Không thanh toán đủ cho bên nhận thầu giá trị của giai đoạn thanh toán mà các bên đã thống nhất vượt quá 28 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán theo quy định tại Khoản 10 Điều 19 Nghị định này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; không có bảo đảm thanh toán cho các khối lượng sắp được thực hiện.

    Theo đó, bên tham gia hợp đồng được tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong các trường hợp sau:

    - Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết.

    - Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng và kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán, cụ thể như: Không có bảo đảm thanh toán cho các khối lượng sắp được thực hiện; không thanh toán đủ cho bên nhận thầu giá trị của giai đoạn thanh toán mà các bên đã thống nhất vượt quá 28 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thời hạn thanh toán không được kéo dài quá 14 ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng và được quy định cụ thể như sau:

    + Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của bên nhận thầu, bên giao thầu phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị thanh toán tới ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước phục vụ thanh toán.

    + Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ của bên giao thầu, ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước phục vụ thanh toán phải chuyển đủ giá trị của lần thanh toán đó cho bên nhận thầu.

    + Đối với các hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA, vốn vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài thời hạn thanh toán thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế. Khi thỏa thuận về thời hạn thanh toán các bên phải căn cứ các quy định của Điều ước quốc tế và quy trình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật để thỏa thuận trong hợp đồng cho phù hợp.

     

    11