Sáp nhập xã phường tại Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh có tên gọi là gì?
Nội dung chính
Sáp nhập xã phường tại Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh có tên gọi là gì?
Căn cứ khoản 59 - 64 Điều 1 Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2025 về Sáp nhập xã phường tại Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh như sau:
Điều 1. Tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
[...]
59. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 1 và Phường 3, quận Gò Vấp thành một đơn vị hành chính, đặt tên là phường Hạnh Thông.
60. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 5 và Phường 6, quận Gò Vấp thành một đơn vị hành chính, đặt tên là phường An Nhơn.
61. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 10 và Phường 17, quận Gò Vấp thành một đơn vị hành chính, đặt tên là phường Gò Vấp.
62. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 8 và Phường 11, quận Gò Vấp thành một đơn vị hành chính, đặt tên là phường Thông Tây Hội.
63. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 12 và Phường 14, quận Gò Vấp thành một đơn vị hành chính, đặt tên là phường An Hội Tây.
64. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 15 và Phường 16, quận Gò Vấp thành một đơn vị hành chính, đặt tên là phường An Hội Đông.
[...]
Sáp nhập xã phường tại Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh có tên gọi là gì? Như vậy, Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập xã phường còn 6 phường mới có tên gọi lần lượt là phường Hạnh Thông, phường An Nhơn, phường Gò Vấp, phường Thông Tây Hội, phường An Hội Tây và phường An Hội Đông. Về cách sáp nhập đơn vị chi tiết đã được trình bày ở trên.
Sáp nhập xã phường tại Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh có tên gọi là gì? (Hình từ Internet)
TP Hồ Chí Minh sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60?
TP Hồ Chí Minh sáp nhập với tỉnh nào? Căn cứ Mục 16 Chương II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh sau sáp nhập ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 chính thức quy định về các tỉnh thành sáp nhập cụ thể gồm các tỉnh như sau:
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
...
TP Hồ Chí Minh sáp nhập với tỉnh nào? Như vậy, TP Hồ Chí Minh sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Ngoài ra, theo Kết luận số 130-KL/TW quyết định sẽ kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay kể từ ngày 01/7/2025 và tiến hành cơ cấu, sáp nhập xã phường.
Sáp nhập xã phường có cần thay đổi giấy tờ đất không?
Việc sáp nhập xã phường tại Quận Gò Vấp 2025 khiến không ít người dân băn khoăn: Liệu sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước đây phải thay đổi khi tên xã phường đều thay đổi hay không?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định về việc đăng ký biến động đối với giấy tờ đất cụ thể đối với trường hợp sau sáp nhập xã phường như sau:
Điều 133. Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
[...]
d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;
[...]
Như vậy, việc sáp nhập xã phường tại Quận Gò Vấp thì giấy tờ đất sau sáp nhập cần đăng ký biến động. Quy định tại khoản 1,2 Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 về văn bản giấy tờ đất, sổ đỏ đã được cấp trước đó về hiệu lực và thời hạn như sau:
Điều 10. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
[...]
Tóm lại, sau khi sắp xếp xã phường thì giấy tờ đất, sổ đỏ chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật.