Sắp có danh sách Chủ tịch tỉnh, Phó Chủ tịch 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập 2025
Nội dung chính
Sắp có danh sách Chủ tịch tỉnh, Phó Chủ tịch 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập 2025
Ngày 20/06/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 169-KL/TW năm 2025 về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Căn cứ theo tiểu mục 8 Mục 4 Kết luận 169-KL/TW năm 2025 quy định giao Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể về nội dung danh sách Chủ tịch tỉnh, Phó Chủ tịch 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập 2025 như sau:
(1) Tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc triển khai các nghị định mới ban hành; kịp thời hướng dẫn bổ sung, điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh, bảo đảm tổ chức hoạt động hiệu quả, thông suốt.
(2) Các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện, ban hành ngay văn bản, thông tư hướng dẫn thực hiện các nghị định mới ban hành; tiếp tục khẩn trương rà soát các văn bản, thông tư hướng dẫn hiện hành để bổ sung, điều chỉnh, thay thế cho phù hợp theo đúng tiến độ, yêu cầu nêu tại Kết luận số 167-KL/TW, ngày 13/6/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan hệ thống lại các quy định, hướng dẫn, quy trình của cấp xã để xây dựng "cẩm nang công tác của cấp xã" (cả bản điện tử và bản giấy) hoàn thành và gửi cho các địa phương trước ngày 01/7/2025.
(3) Theo dõi, kiểm tra sát tình hình tổ chức thực hiện việc thành lập các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo đúng chủ trương của Trung ương, chỉ thành lập các sở đặc thù khi bảo đảm đáp ứng đầy đủ tiêu chí, điều kiện theo quy định.
(4) Kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng quy trình, thủ tục giữa các bộ, ngành chức năng, các địa phương trong việc tiếp nhận, đề xuất để giải quyết chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan Trung ương và địa phương nghỉ việc do sắp xếp, bảo đảm thủ tục rút gọn và thực hiện được ngay, hoàn thành việc chi trả trước ngày 30/6/2025.
(5) Thực hiện nghiêm các chủ trương, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc trước mắt giữ nguyên số lượng tổ chức, số lượng cấp phó, biên chế cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, bảo đảm trong thời hạn 5 năm cơ bản bố trí theo đúng quy định.
(6) Chỉ đạo Bộ Nội vụ khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn lộ trình kéo dài và bố trí, sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo tinh thần Kết luận số 163-KL/TW, ngày 06/6/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bảo đảm hoàn thành trước ngày 25/6/2025.
(7) Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương hoàn thành, đưa vào hoạt động tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra, thi hành án dân sự theo đúng kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
(8) Khẩn trương ban hành các quyết định chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân của 23 tỉnh, thành phố (mới) sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua chủ trương.
Như vậy, sắp có danh sách Chủ tịch tỉnh, Phó Chủ tịch 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập 2025 sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua chủ trương.
Sắp có danh sách Chủ tịch tỉnh, Phó Chủ tịch 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập 2025 (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh cụ thể như sau:
(1) Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân.
(2) Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình.
(3) Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính;
- Về thực hiện cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
- Chịu trách nhiệm thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp mình và cấp xã trong giải quyết thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ công của địa phương theo quy định của pháp luật.
(4) Lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
(5) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách của địa phương;
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính, nguồn ngân sách, tài sản công, cơ sở hạ tầng của địa phương thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
(6) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị, phát triển kinh tế tư nhân, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương trong các lĩnh vực tài chính, đầu tư, đất đai, nông nghiệp, tài nguyên, môi trường, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, xây dựng pháp luật, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, công tác pháp chế, nội vụ, lao động, thông tin, văn hóa, xã hội, du lịch, thể dục, thể thao của địa phương theo quy định của pháp luật.
(7) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về đối ngoại theo quy định của pháp luật.
(8) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương theo quy định của pháp luật; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân;
- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và chế độ, chính sách đối với các lực lượng này ở địa phương theo quy định của pháp luật.
(9) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người;
- Phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại địa phương theo quy định của pháp luật.
(10) Chỉ đạo việc thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn giáo ở địa phương;
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo ở địa phương theo quy định của pháp luật.
(11) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, các quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại địa phương; quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương theo quy định của pháp luật.
(12) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội; quản lý các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục trung học phổ thông, cơ sở y tế, cơ sở phúc lợi xã hội thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định của pháp luật.
(13) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình.
(14) Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, dịch bệnh, thảm họa tại địa phương;
- Quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hoặc vượt thẩm quyền trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân trên địa bàn, sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
(15) Chỉ đạo việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn và xử lý vi phạm trong việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên tại địa phương.
(16) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương theo quy định của pháp luật.
(17) Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định bổ nhiệm, điều động, tạm đình chỉ, cách chức người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình.
(18) Ban hành quyết định, chỉ thị và các văn bản hành chính khác về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
- Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật.
(19) Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
(20) Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp mình để đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ.
(21) Được thay mặt Ủy ban nhân dân cấp mình quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân, trừ những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và báo cáo Ủy ban nhân dân tại phiên họp gần nhất.
(22) Căn cứ tình hình thực tiễn, tăng cường phân cấp, ủy quyền các nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhằm tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quản lý và phát triển đô thị, đặc khu.
(23) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung về "Sắp có danh sách Chủ tịch tỉnh, Phó Chủ tịch 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập 2025"