Thứ 6, Ngày 01/11/2024

Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay cần đáp ứng tiêu chí gì? Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ thuộc về ai?

Tiêu chí cần đáp ứng về rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay là gì? Ai có trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ? Khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ như thế nào?

Nội dung chính

    Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay cần đáp ứng tiêu chí gì?

    Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về tiêu chí rừng phòng hộ quy định như sau:

    Tiêu chí rừng phòng hộ
    ...
    4. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:
    a) Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền;
    b) Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại điểm a khoản này: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.
    ...

    Như vậy, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay cần đáp ứng các tiêu chí như:

    - Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền;

    - Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.

    Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay cần đáp ứng tiêu chí gì? Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ thuộc về ai?

    Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay cần đáp ứng tiêu chí gì? Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ thuộc về ai? (Hình từ Internet)

    Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ thuộc về ai?

    Căn cứ Điều 18 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ quy định như sau:

    Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ
    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ ở địa phương.

    Theo đó, trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ thuộc về:

    - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ trong phạm vi cả nước cũng như trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ ở địa phương.

    Khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ quy định như sau:

    Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
    1. Khai thác gỗ rừng tự nhiên
    a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
    b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng;
    c) Phương thức khai thác: đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.
    ...

    Như vậy, việc khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ có đối tượng cụ thể là cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.

    Bên cạnh đó, điều kiện để thực hiện khai thác là có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng.

    Đồng thời, cần có phương thức khai thác cụ thể, đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng, rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.

    10