Quyền nhân thân bao gồm những quyền gì?
Nội dung chính
Quyền nhân thân bao gồm những quyền gì?
1. Quyền nhân thân bao gồm những quyền gì?
Tại Khoản 1 Điều 25 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền nhân thân như sau:
1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, theo quy định trên thì quyền nhân thân của công dân bao gồm những quyền sau:
Điều 26. Quyền có họ, tên
Điều 27. Quyền thay đổi họ
Điều 28. Quyền thay đổi tên
Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc
Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử
Điều 31. Quyền đối với quốc tịch
Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Điều 36. Quyền xác định lại giới tính
Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
2. Những quy định về thay đổi tên trong quyền nhân thân của công dân là gì?
Theo Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi tên như sau:
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Trên đây là những quy định về thay đổi tên trong quyền nhân thân của một công dân.
Trân trọng!