Quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan bao gồm những quyền gì?
Nội dung chính
Quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan bao gồm những quyền gì?
Quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan quy định tại Khoản 3 Điều 10 Quyết định 4273/QĐ-TCHQ năm 2017 về Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:
- Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, giám sát tại địa điểm, khu vực, nơi công chức hải quan thực hiện quy trình, quy chế, quy định về pháp luật hải quan theo chức trách nhiệm vụ, quyền hạn được giao để phát hiện hành vi vi phạm.
- Yêu cầu đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu, hình ảnh; cấp quyền truy cập để kiểm tra trên các Hệ thống nghiệp vụ hải quan điện tử; sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác như ghi hình, ghi âm, chụp ảnh...
- Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
- Lập biên bản đối với công chức hải quan có hành vi cản trở, không thực hiện yêu cầu của Trưởng đoàn kiểm tra.
- Yêu cầu người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc áp dụng các biện pháp để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm để xác minh làm căn cứ cho việc kết luận, xử lý.
- Yêu cầu cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với công chức hải quan khi xét thấy vụ việc phức tạp, nghiêm trọng, nếu để công chức tiếp tục công tác thì sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây cản trở cho công tác kiểm tra.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức hải quan sai phạm và công chức hải quan có liên quan.
- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan nâng mức độ kiểm tra hoặc dừng đưa hàng qua khu vực giám sát để kiểm tra thực tế đối với các lô hàng có dấu hiệu vi phạm. Giám sát quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Đoàn kiểm tra; quản lý các thành viên Đoàn kiểm tra trong thời gian thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; đề nghị người ra quyết định kiểm tra thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để giải quyết các kiến nghị của thành viên Đoàn kiểm tra.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, Trưởng Đoàn kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.