Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước được quy định ra sao?
Nội dung chính
Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước được quy định ra sao?
Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước được quy định tại Điều 14 Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, cụ thể như sau:
- Đối với phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải xử lý theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định.
- Đối với phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải tuân thủ quy trình sau:
+ Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để làm rõ những nội dung có liên quan (nếu thấy cần thiết).
+ Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
++ Phản ánh, kiến nghị chưa đủ cơ sở xem xét xử lý, cần tiếp tục tập hợp để nghiên cứu;
++ Phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở để xem xét xử lý.
+ Đối với phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở xem xét xử lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý phải tiến hành xem xét quy định hành chính được phản ánh, kiến nghị theo các tiêu chí sau:
++Sự cần thiết;
++ Tính hợp lý, hợp pháp;
++ Tính đơn giản, dễ hiểu;
++ Tính khả thi;
++ Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác;
++ Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
+ Quyết định xử lý.
+ Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
- Tổ chức lưu giữ hồ sơ về phản ánh, kiến nghị đã được xử lý theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời lưu vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị