Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong xử lý phản ánh, kiến nghị là gì?

Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong xử lý phản ánh, kiến nghị là gì?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong xử lý phản ánh, kiến nghị là gì?

    Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong xử lý phản ánh, kiến nghị  quy định tại Điều 16 Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, cụ thể như sau:

    - Chỉ đạo việc xem xét, nghiên cứu các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý.

    - Đối với các phản ánh, kiến nghị không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 20/2008/NĐ-CP, tùy theo thẩm quyền quyết định, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm:

    + Sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định.

    + Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ những quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của những cơ quan này.

    + Đề nghị Thủ tướng Chỉnh phủ:

    ++ Bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thực hiện những quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    Sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

    - Xem xét, đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ những quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của các cơ quan này.

    - Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu, dữ liệu điện tử các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và kết quả xử lý

    - Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.

    - Đôn đốc, kiểm tra và kịp thời có biện pháp cần thiết để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xử lý phản ánh, kiến nghị.

    10